![]() |
International Organization for Standardization |
ISO là
gì?
ISO (Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế - International
Organization for Standardization) là tổ chức xây dựng các Tiêu chuẩn Quốc
tế tình nguyện lớn nhất thế giới. Các Tiêu chuẩn Quốc tế cung cấp những tiêu
chuẩn hiện đại cho các sản phẩm, dịch vụ và thực hành tốt, giúp nâng cao hiệu
suất và hiệu quả của ngành công nghiệp. Được xây dựng dựa trên sự đồng thuận
trên toàn thế giới, các tiêu chuẩn ISO giúp phá vỡ những rào cản mậu dịch quốc
tế.
Tổ chức ISO soạn thảo các Tiêu chuẩn Quốc tế, ISO được
thành lập từ năm 1947, và kể từ đó đã có hơn 19 500 Tiêu chuẩn Quốc tế được ban
hành, bao quát hầu như tất cả các khía cạnh của công nghệ và kinh doanh. Từ an
toàn thực phẩm tới máy tính, từ nông nghiệp đến chăm sóc sức khỏe, các Tiêu
chuẩn Quốc tế của ISO tác động đến cuộc sống của tất cả mọi
người.
ISO là
một tổ chức độc lập, phi chính phủ với thành viên là các cơ quan tiêu chuẩn
quốc gia từ 164 quốc gia. Ban Thư ký Trung tâm của ISO đặt tại Geneva, Thụy Sỹ
chịu trách nhiệm điều phối hệ thống tổ chức.
Lịch
sử hình thành:
Câu chuyện về ISO bắt đầu vào năm
1946 khi các đại biểu từ 25 quốc gia gặp nhau tại Viện Kỹ sư xây dựng tại
London và quyết định tạo ra một tổ chức quốc tế mới "nhằm hỗ trợ hoạt động
điều phối và thống nhất các tiêu chuẩn công nghiệp trên toàn thế giới".
Vào tháng 2 năm 1947, tổ chức ISO chính thức đi vào hoạt động.
Kể từ đó, tổ chức đã xuất bản trên 19 500 Tiêu chuẩn
Quốc tế bao quát hầu như tất cả các khía cạnh công nghệ và sản xuất.
Đến năm 2013, ISO có
các thành viên đến từ 164 quốc gia và 3 368 cơ quan kỹ thuật đảm nhiệm việc xây
dựng các tiêu chuẩn. Tại Ban Thư ký Trung tâm của ISO ở Geneva, Thụy Sỹ có hơn
150 nhân viên đang làm việc chính thức.
Việt Nam cũng là thành viên của Tổ chức ISO
tham gia vào năm 1977.